Tác động xã hội và môi trường Bãi chôn lấp

Các bãi chôn lấp có nguy cơ gây ra một số vấn đề cho xã hội và môi trường. Xe tải hạng nặng chở chất thải có thể gây hư hỏng đường sá và từ đó gây gián đoạn cơ sở hạ tầng. Nạn ô nhiễm đường sá và nguồn nước địa phương do chất bẩn dính trên bánh xe của các phương tiện chở chất thải khi chúng rời khỏi bãi chôn lấp có thể hết sức nghiêm trọng nhưng có thể được giảm thiểu bằng hệ thống rửa bánh xe. Ô nhiễm môi trường nơi có bãi chôn lấp có thể ở nhiều hình thức như ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm tầng ngậm nước hoặc ô nhiễm đất.

Nước rỉ rác

Khi có mưa tại các bãi chôn lấp lộ thiên, nước sẽ thấm qua chất thải và bị nhiễm bẩn bởi các chất lơ lửng và hòa tan, tạo thành một thứ gọi là nước rỉ rác. Nếu không được ngăn chặn, nước rỉ rác thấm xuống có thể làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các bãi chôn lấp được xem là hiện đại đều phải được xây dựng ở những nơi ổn định về mặt địa chất, sử dụng kết hợp các lớp lót không thấm nước dày đến vài mét, kết hợp với hệ thống thu gom để chứa và thu giữ nước rỉ rác này. Sau đó, tiếp tục xử lý nước rỉ rác hoặc để bay hơi. Khi bãi chôn lấp đã đầy, người ta sẽ bịt kín bãi để ngăn chặn nước mưa gây hình thành nước rỉ rác mới. Tuy nhiên, lớp lót phải đạt độ bền từ vài trăm năm trở lên. Cuối cùng, vì bất kỳ lớp lót bãi chôn lấp nào cũng có thể bị rò rỉ,[1] nên mặt đất xung quanh bãi chôn lấp phải được kiểm tra nước rỉ rác để ngăn chặn các chất ô nhiễm làm ô nhiễm nước ngầm.

Khí phân hủy

Thức ăn nói riêng cũng như các chất thải hữu cơ nói chung khi phân hủy sẽ tạo ra nhiều loại khí phân hủy, đặc biệt là CO2 và CH4 từ quá trình phân hủy hiếu khí và kỵ khí. Cả hai quá trình này xảy ra đồng thời ở các địa điểm khác nhau trong cùng một bãi chôn lấp. Ngoài lượng O2 sẵn có, tỷ lệ thành phần khí sẽ khác nhau, tùy thuộc vào thời gian chôn lấp, loại chất thải, độ ẩm và các yếu tố khác. Ví dụ, lượng khí bãi rác tối đa được tạo ra có thể được minh họa bằng phản ứng ròng đơn giản hóa sau đây của diethyl oxalate, nhằm giải thích cho các phản ứng đồng thời này: [2]

4 C6 H10 O4 + 6 H2O → 13 CH4 + 11 CO2

Tính trung bình thì khoảng một nửa nồng độ thể tích của khí phân hủy là CH4 và gần một nửa còn lại là CO2 . Khí này cũng chứa khoảng 5% nitơ phân tử (N2), dưới 1% hydro sunfua (H2S) và một nồng độ thấp các hợp chất hữu cơ không chứa metan (NMOC), cỡ khoảng 2700 ppmv.[2]

Bãi đổ chất thải ở Athens, Hy Lạp

Khí phân hủy có thể thoát ly khỏi bãi rác rồi hòa vào không khí và đất xung quanh. Khí mê-tan là một loại khí nhà kính, dễ cháy và có khả năng gây nổ ở nồng độ nhất định, điều này khiến nó trở nên hoàn hảo để đốt nhằm tạo ra nguồn điện sạch. Vì quá trình phân hủy thực vật và chất thải thực phẩm chỉ giải phóng lượng carbon vốn dĩ đã được thu giữ từ khí quyển thông qua quá trình quang hợp trước đó nên không có carbon mới nào đi vào chu trình carbon và nồng độ CO2 trong khí quyển không bị ảnh hưởng. Carbon dioxide giữ nhiệt trong khí quyển, góp phần gây ra biến đổi khí hậu. [3] Tại các bãi chôn lấp được quản lý hợp lý thì người ta thu các loại khí phân hủy và đốt hoặc thu hồi để dùng vào việc khác.

Sinh vật trung gian truyền bệnh

Các bãi chôn lấp vận hành kém có thể trở thành cứ điểm của các sinh vật trung gian truyền bệnh như chuột và ruồi, và chúng có thể lây lan nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Một cách để giảm bớt sinh vật trung gian là sử dụng lớp phủ hàng ngày .

Các nguy cơ khác

Đàn voi hoang dã bới rác ở Sri Lanka

Ở những nơi mà con người chiếm giữ dần môi trường sống của động vật hoang dã, sức khỏe của một số loài động vật có thể bị ảnh hưởng do chúng chuyển sang tiêu thụ chất thải từ các bãi chôn lấp.[4][5] Ngoài ra, bãi chôn lấp còn có thể gây ra tình trạng bụi, mùi hôi thối, ô nhiễm tiếng ồn và làm giảm giá trị bất động sản khu vực xung quanh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bãi chôn lấp http://www.mnn.com/earth-matters/climate-weather/s... https://myzerowaste.com/2009/01/how-does-landfill-... https://www.cdenviro.com/news/2017/october/landfil... https://web.archive.org/web/20150222005007/http://... http://beginwiththebin.org/innovation/modern-landf... https://web.archive.org/web/20100705130150/http://... http://eur-lex.europa.eu/pri/en/oj/dat/1999/l_182/... https://web.archive.org/web/20051030021240/http://... http://loma.civil.duth.gr/ https://web.archive.org/web/20051123103812/http://...